Các giám đốc điều hành hàng đầu như Andrew Wilson cũng đồng ý như vậy. Với tư cách là Giám đốc điều hành của Electronic Arts, nhiệm vụ của ông là vươn tầm công ty của mình – và không phải ngẫu nhiên mà ông mô tả những gì đang nổi lên trong Thị trường Tiền điện tử là “Một phần quan trọng trong tương lai của ngành công nghiệp của chúng tôi trên cơ sở phát triển”.
Vậy GameFi là gì và nó sẽ tác động đến gamers như thế nào?
Trước kia, anh em cũng giống như hàng tỷ người khác trên thế giới, bỏ thời gian cho một trò chơi bất kì nào đó. Thời gian lãng phí này có thể lên tới hàng giờ. Tất cả các đội quân mạnh nhất, các vật phẩm tốt nhất hoặc hoàn thành các cấp độ chơi khó nhất sẽ hoàn toàn biến mất khi anh em rời khỏi trò chơi.
Hiện tại điều gì sẽ xảy ra nếu đó không phải là giả tưởng ? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh em có thể giữ lại những gì anh em đã xây dựng. Không chỉ giữ lại mà anh em có thể bán cho người khác, cho mượn hay trưng bày ? Mặc dù điều đó nghe có vẻ như một giấc mơ, nhưng đây là mục tiêu của GameFi – và đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo như Wilson lại hào hứng với nó. GameFi là một thể loại mới, nơi các nền kinh tế kỹ thuật số không chỉ kết thúc khi trò chơi ngừng hoạt động, nó làm mờ ranh giới giữa tài nguyên trong game và tài sản trong thế giới thực. Đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới, nó đại diện cho một sự thay đổi, một cơ hội để lấy lại thời gian, giá trị và quyền sở hữu cho người chơi.
GameFi có nghĩa là gì?
GameFi, một từ ghép giữa “Game” và “Finance”, được xây dựng trên các mạng blockchain.
Nó được thiết kế để hàng giờ chơi game của anh em sẽ không chỉ dừng lại là niềm vui.
Trong GameFi, tất cả các vật phẩm được mã hóa dưới dạng token trên mạng blockchain. Vì vậy, mỗi thanh kiếm, áo giáp hoặc mảnh đất có thể thuộc sở hữu của anh em hoặc bất kỳ ai khác. Nói cách khác, mọi gamer trong trò chơi đều trở thành người tham gia và chủ sở hữu.
Chơi game cho phép anh em tích lũy nhiều tiền tệ hơn trong trò chơi hoặc tài sản trong trò chơi (quần áo, đất đai, vật phẩm) được mã hóa dưới dạng NFT. Điều quan trọng ở đây là sau khi kiếm được tài sản, anh em có thể giao dịch chúng trên thị trường (Marketplace) để đổi lấy các loại tiền điện tử khác – hoặc tiền fiat như USD.
Khái niệm chơi game để kiếm tiền (Play-to-earn) không phải là mới lạ (mình sẽ nói thêm ở phần sau), nhưng GameFi lại có một số đặc điểm đặc biệt. Có vô số tính năng được mở rộng nhờ sự kết hợp giữa token và trò chơi.
Nhờ có blockchain, token từ một ứng dụng có thể chuyển sang một ứng dụng khác. NFT có thể được tích hợp theo cả chiều dọc hoặc chiều ngang trò chơi. Các vật phẩm từ một trò chơi – ví dụ: quần áo hoặc trang phục – có thể được kết hợp vào các trò chơi khác để xây dựng một thế giới khổng lồ. Bên ngoài trò chơi, NFT có thể được mã hóa để sử dụng cho các mục đích khác.
Ví dụ: người sở hữu các vật phẩm khó kiếm trong trò chơi có thể được hưởng các quyền lợi đặc biệt hay tham gia vào các chế độ chơi đặc biệt với phần thưởng cao hơn. Các vật phẩm hiếm, được sưu tầm ngoài đời có thể bán với một số tiền không nhỏ và không có gì khó tưởng tượng nếu các NFT trong trò chơi cũng có giá tương tự.
NFT trong trò chơi có thể làm tài sản thế chấp cho các giao thức cho vay trong DeFi. Các NFT có thể dùng cho những người chơi khác hoàn thành nhiệm vụ hoặc được sử dụng lại trong thế giới thực.
Sơ lược về lịch sử trò chơi và vị thế của game trong cuộc sống
Các cơ hội xung quanh GameFi có một sức hấp dẫn kì lạ, nhưng trước khi đi sâu hơn, anh em cần hiểu tại sao điều này lại đặc biệt đến vậy. Những gì đang xảy ra với GameFi là một sự tiếp nối của một xu hướng kéo dài hàng thập kỷ: Sự chuyển dịch quyền lực từ các hãng game sang người chơi. Nếu muốn hiểu điều đó có nghĩa là gì, mình sẽ cùng anh em làm một chuyến đi ngược dòng ký ức.
Pay-to-Play (P2P): Trò chơi điện tử đầu tiên
Hầu như tất cả các trò chơi điện tử anh em chơi đều bắt đầu với cùng một mô hình doanh thu. Người dùng đã trả tiền để chơi một trò chơi. Các trò chơi đầu tiên như Pac-Man (trái) cho phép game thủ chơi một hoặc hai hiệp trước khi yêu cầu trả thêm tiền. Các trò chơi sau này có thể chơi được trên máy tính cá nhân, chẳng hạn như Call of Duty hoặc World of Warcraft (bên phải). Các giao dịch diễn ra khá đơn giản, tuy nhiên người dùng không nhận được lại quá nhiều. Cải tiến đáng chú ý nhất chỉ đơn giản là thời gian chơi nhiều hơn dưới dạng các gói mở rộng nội dung.
Free-to-Play (F2P): Quyền truy cập vào trò chơi được cá nhân hóa
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các trò chơi miễn phí đã loại bỏ các rào cản trả phí để gia nhập. Người hâm mộ có thể tải xuống một sản phẩm, bắt đầu chơi mà không cần phải trả trước và quyết định xem họ có thích thú với sản phẩm đó không để chi tiền. Các doanh nghiệp đã tạo ra doanh thu từ mô hình này bằng cách quảng cáo hoặc các tiện ích bổ sung.
Một ví dụ về tiện ích bổ sung là anh em có thể tùy chỉnh các ngoại hình hay còn biết đến là skins. Ngoài việc mang lại một ít giá trị về mặt thẩm mỹ – chúng không mang lại cho người mua bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào – nhưng lại đáp ứng nhu cầu cao từ những người hâm mộ cuồng nhiệt.
Một ví dụ tiêu biểu là Riot Games – cái tên đã quá quen thuộc với anh em, đã trở thành một công ty trị giá hàng tỷ đô la bằng việc bán skins cho người chơi, có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, Valorant hay Teamfight Tactics.
Các trò chơi trong thời đại này dễ tiếp cận hơn xưa. Người chơi có thể thử các trò chơi khác nhau, chọn những trò họ yêu thích và mua hàng theo ý muốn. Quyền lực bắt đầu chuyển từ từ đến người chơi.
Play-To-Earn (P2E): Chơi game để kiếm tiền
Rào cản gia nhập thấp tạo tiền đề cho các trò chơi Play-To-Earn phát triển. Hãy nhớ rằng Play-To-Earn không phải là một ý tưởng mới?
Quay trở lại những năm 2000, một số trò chơi miễn phí như Diablo II và Runescape khiến cho thị trường mua bán hàng trong trò chơi trở nên sôi động. Người chơi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ để kiếm vàng, sử dụng vàng để mua vũ khí hoặc áo giáp và bán các vật phẩm bằng tiền thật cho những người không sở hữu chúng. Tất nhiên, trong thời đại này, những giao dịch như vậy không bao giờ được pháp luật, cơ quan thuế hay bất kỳ ai công nhận.
Nguồn: Sal’s Realm of Runescape
Điều khác biệt của Play-To-Earn trong thời đại mới không chỉ là sự phức tạp của thị trường. Mà còn là mức độ tự chủ của anh em với tài sản của mình.
Các hành động không bị giới hạn bởi các studio game. Nếu một nhà điều hành rời bỏ trò chơi, anh em sẽ không bị mất toàn bộ tài sản mà anh em đã xây dựng. Đó là lý do tại sao token, NFTs và blockchain lại quan trọng. Anh em vẫn có thể bán những vật phẩm của mình, trao đổi nó với người khác.
GameFi – Tương lai của ngành công nghiệp tỷ đô
Tất cả những điều mình chia sẻ cho anh em bên trên đưa chúng ta đến hiện tại và một câu hỏi quan trọng: Nếu GameFi có tiềm năng lớn, các trò chơi trong GameFi trông sẽ như thế nào ?
Câu trả lời có thể gây thất vọng cho những anh em đã quen với game truyền thống. Vì các game trên blockchain đang ở giai đoạn sơ khai, thế hệ đầu tiên của GameFi chủ yếu là các trò chơi thẻ bài đơn giản (được phát hành dưới dạng NFT), nơi người chơi sử dụng bộ sưu tập của họ để chiến đấu với nhau.
Anh em hãy tưởng tượng một thứ gì đó gần giống với Pokémon. Chiến thắng trong trận chiến và hoàn thành mục tiêu là tất cả những cách để người dùng thu thập tài nguyên trong các trò chơi này. Các tựa game phổ biến trong thế hệ này bao gồm Axie Infinity , Alien Worlds , Sorare , Gods Unchained , v.v. Trong số các trò chơi, Axie Infinity được coi là kẻ dẫn đầu thị trường với số lượng người dùng đã tăng vọt vào năm 2021. Một số người chơi đã từ bỏ công việc trước đây để đầu tư toàn thời gian cho Axie Infinity.
Sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của người dùng cho thấy sự quan tâm đến GameFi ngày càng lớn, các nhà phát triển phải tìm cách giải quyết vấn đề chi phí mạng cao. Hiện tại, phí giao dịch đắt đỏ và thời gian xử lý chậm trên các blockchain cản trở khả năng mở rộng của trò chơi, để giải quyết vấn đề đó multichain đang là xu thế cùng với đó để tiếp cận được nhiều người dùng mới hơn.
Các blockchains dành riêng để phát triển GameFi cũng đang được tung ra. Các trò chơi trong tương lai dự kiến sẽ kết hợp lối chơi nâng cao hơn, điều này sẽ khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Các tựa game thế hệ tiếp theo như Star Atlas và Illuvium đã huy động được hàng triệu đô la để thực hiện những tham vọng đó.
Thế giới của GameFi
Tiềm năng của GameFi nằm ở sự gắn kết. Những người chơi mà sở hữu tài sản trong game sẽ ngày càng gắn bó và trung thành hơn với trò chơi. Để đạt được mục tiêu đó, rất nhiều công ty lựa chọn hỗ trợ người chơi, nhà phát triển và studio trò chơi như nhau. Sau đây mình sẽ chia sẻ cho anh em một số cách làm gia tăng giá trị cho hệ sinh thái GameFi, được sắp xếp theo thứ tự từ mức độ gần gũi với game thủ cho đến mức độ phù hợp với nhà phát triển.
Gaming Guilds
Đối với những người chơi mới, khoản đầu tư để bắt đầu đôi khi lại là một khó khăn lớn. Ví dụ, Axie Pets có giá lên đến hàng trăm đô la. Đó là một khoản đầu tư lớn với nhiều anh em.
Về lâu dài, đây là điều mà các nhà thiết kế trò chơi cần giải quyết để mở rộng người chơi. Cho đến lúc đó, các Gaming Guilds đã hình thành để giúp người mới bắt đầu, họ tài trợ chi phí ban đầu thông qua “học bổng” để đổi lấy một thỏa thuận chia sẻ doanh thu.
GameFi Aggregators
GameFi Aggregators hoạt động như một phần nội dung liên quan đến trò chơi. Người chơi có thể khám phá các trò chơi hiện tại và sắp ra mắt với đa dạng nền tảng blockchain. Các trang web tổng hợp cũng sẽ cho phép anh em quản lý NFTs, theo dõi thu nhập và gợi ý các trò chơi mới.
Ý tưởng là tạo ra một cửa hàng tổng hợp tất cả các token, trò chơi, chương trình khuyến mãi, v.v. Nếu tất cả điều này thành công, Aggregators sẽ có cơ hội mở rộng lĩnh vực ra ngoài trò chơi sang lĩnh vực khác của NFT như bộ sưu tập nghệ thuật và bản quyền âm nhạc. v.v.
Initial Game Offering (IGO) Launchpads
Launchpad là nền tảng được thiết kế để giúp tạo điều kiện thuận lợi GameFi đến gần với người dùng mới thông qua các đợt mở bán token. IGO giúp một dự án cần tài trợ để phát hành trò chơi. Các nhà đầu tư cung cấp kinh phí để tài trợ cho sự phát triển của trò chơi đổi lại việc mua token với giá rẻ hơn hoặc truy cập vào các tính năng đặc biệt trước khi trò chơi ra mắt.
Hiện nay có rất nhiều nền tảng IGO, có thể kể đến như Binance NFT, GameFi, RedKite, LaunchZone,…
NFT Blockchain
Crypto Kitties đã nhận ra tắc nghẽn sẽ xảy ra khi các giao dịch NFT chiếm hơn 20% tổng lưu lượng truy cập trên Ethereum vào năm 2017. Các đối thủ đã ghi nhớ bài học đó. Ngày nay, nhiều blockchain hỗ trợ GameFi, đưa cái gọi là cuộc chiến blockchain đến với GameFi.
Developer Tools
Tự động hóa giúp các studio trò chơi tiếp cận thị trường nhanh hơn. Các doanh nghiệp sắc sảo đã nhận ra nhu cầu này và hiện cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ để phát triển.
Chúng bao gồm giao diện lập trình ứng dụng (API), bộ phát triển phần mềm (SDK), nền tảng thanh toán và dịch vụ cơ sở hạ tầng chung. Hầu hết các bên làm việc trên các công cụ dành cho nhà phát triển là các công ty khởi nghiệp tập trung với vốn đầu tư mạo hiểm.
Game Studios
Các studio trò chơi là mảnh ghép cuối cùng trong hệ sinh thái GameFi. Trong một nghiên cứu gần đây được hoàn thành ở Mỹ và Anh, 58% trong số 197 nhà phát triển trò chơi điện tử được khảo sát đã tuyên bố có kế hoạch sử dụng blockchain trong các trò chơi trong tương lai. 47% trong cùng một nhóm đã bắt đầu kết hợp NFT trong các dự án của họ.
Đưa trò chơi lên cấp độ tiếp theo
Nhân vật trong trò chơi cần phải tiếp tục cải tiến, GameFi cũng vậy. May mắn thay, đã có hai luồng gió lớn đến với hệ sinh thái.
Đầu tiên là sự quan tâm tăng lên đối với việc chơi game. Sự nổi lên của thể thao điện tử và streaming trong hàng thập kỷ qua, đã khiến việc chơi game không chỉ là một nguồn giải trí mà còn là một nghề nghiệp hợp pháp.
Các trò chơi phổ biến hiện nay cạnh tranh với các môn thể thao truyền thống, một ý tưởng mà nhiều người còn không nghĩ đến được ngay cả hai thập kỷ trước. Đặc biệt, Crypto Gaming đã nhận được sự quan tâm, những khoản đầu tư tăng vọt.
Luồng gió hứ hai là sự liên tục được chấp nhận của tiền điện tử. GameFi là một trong nhiều trụ cột đồng thời thu hút người dùng mới vào tiền điện tử. Kết hợp với DeFi, NFTs, Web3 và những thứ khác, tổng số lượng giao dịch trên blockchain tăng lên trong vài năm tới điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Kết luận
Vậy cuối cùng của GameFi trong tương lai sẽ như thế nào? Suy đoán chỉ là suy đoán, nhưng hoạt động và sự phát triển của GameFi đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Có cơ hội sở hữu tài sản theo ý muốn, kiếm tiền từ trò chơi và kết nối với các cộng đồng lớn. Tuy chưa biết tương lai của GameFi sẽ đi về đâu nhưng có một điều chắc chắn: Cho đến thời điểm hiện tại, tâm lý từ những người tham gia – giám đốc điều hành ngành, hãng game, nhà đầu tư và chính game thủ – đều tỏ ra khá lạc quan.