Note này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình khi sử dụng Synology NAS hoặc XPEnology build một hệ thống Server (hoặc Web server) tại nhà. Note này mình chỉ giới thiệu chung và sẽ có bài viết cụ thể từng mục sau.
1. Synology NAS hoặc XPEnology.
Đầu tiên vẫn cứ là tiền đâu cái đã . Tùy thuộc vào nguồn kinh phí bạn có bao nhiêu để cân nhắc build cho hợp lý. Với Synology NAS mặc dù có già hơi đắt nhưng bù lại bạn có một HĐH Synology DSM cực ngon và dễ dùng. Minh khuyên lên chọn những model từ 2 ổ đĩa trở lên, chọn dòng Plus(+) càng tốt.
Bạn cũng có thể dùng XPEnology cũng được, nhưng có nhược điểm là không ổn định, một số phần mềm chạy sẽ bị giới hạn… và tốn điện. Nhưng bù lại bạn có một thiết bị chạy Synology DSM giá rẻ và có cấu hình cao hơn nếu cùng giá thành với Synology NAS. Mình đã thử chạy XPEnlogy một thời gian thì thấy ứng dụng Web Station chạy ổn định không có lỗi lầm gì :D.
Ổ cứng.
Khuyên các bạn nên dùng SSD cho nhanh. Còn với mình vì NAS của mình không chỉ để chạy riêng Web server mà mình còn lưu trữ và backup dữ liệu nữa. Nếu dùng SSD tất thì tốn kém quá nên mình build như sau.
- Synology NAS DS920+ (4 ổ đĩa). (Mình sẽ tạo 2 volume)
- Volume 1: Dùng 2 SSD Western Blue 500GB – Chạy Raid 1. Để cài đặt ứng dụng, lưu dữ liệu Web và một số dữ liệu cần truy xuất nhanh.
- Volume 2: Dùng 2 HDD Western Red 3TB – Chạy Raid 1. Để lưu dữ liệu backup, phim, nhac, ảnh…
Synology NAS DS920+ còn có 2 ổ cache SSD NVME để giúp tăng tốc dữ liệu nhưng do điều kiện kinh tế nên mình chưa lắp được . Đối với những thiết bị có 2 ổ cứng (như mình ngày trước dùng Synology NAS DS716+II) thì tùy vào dữ liệu của bạn quan trong đến đâu để build cho hợp lý. Như mình ngày trước thì mình build 1 SSD và 1 HDD và chia thành 2 volume như trên. Kèm thêm build 1 em XPEnology để backup dữ liệu định kỳ 2 lần/ngày…
Backup dữ liệu.
Thực tế vấn đề này rất quan trọng nhưng có cũng được, không có cũng được . Nhưng mình khuyên là nên có nhé, dữ liệu là vàng mà :D. Đối với Synology NAS có ứng dụng Hyper Backup sẽ giúp bạn backup tự động về nhiều nguồn khác nhau như: USB, Cloud Service, NAS… Mình sẽ có bài viết giới thiệu và hướng dẫn sau.
2. Gói mạng Internet.
Server của bạn có truy cập được nhanh hay không phụ thuộc ông này rất nhiều . Hiện tại mình đang dùng gói NET 4 của Viettel với cam kết băng thông trong nước là 70Mbps tải lên và xuống (260k/tháng). Thực tế từ đầu năm đến giờ do dịch Covid-19 nên được x2 cảm thấy truy cập khá là nhanh. Nếu có điều kiện khuyên bạn nên dùng gói doanh nghiệp để được cáp IP tĩnh và ổn định hơn.
Nói chung thì cây nhà lá vườn, hàng tận dụng dùng chơi đối với mình thấy khá là ổn.
3. Nguồn điện.
Cái này quan trọng nhất nhé, bảo sai đê… . Để Server chạy ổn định, bền bỉ, an toàn dữ liệu thì nguồn điện thực sự rất quan trọng. Mình chưa nói đến vấn đề mất điện lưới nhé, để chánh dòng điện nhày lúc nên lúc xuống thì bạn cần có một con ổn áp có thể là để phục vụ riêng cho con server hoặc một con ổn áp to phục cho nguồn tổng toàn nhà… Mình đang dùng con Lioa DRII-5000 cho nguồn tổng.
Đối với trường hợp mất điện lưới thì để khắc phục thì các bạn nên dùng thêm một con UPS (lưu điện) nữa. UPS thì có nhiều loại nhưng khuyên nên dùng của CyberPower, APC, Santak và chọn những con có hỗ trợ cổng USB. Synology NAS có hỗ trợ những UPS có cổng USB để nhận thông báo khi có sự có mất điện lưới. Hiện tại mình đang dùng con CyberPower Value 1200E. Để chạy riêng con DS920+ và modem của nhà mạng thì cũng được 2 – 3 tiếng.
Kết !
Trên đây là một số kinh nghiệm mà mình có được khi xây dựng một hệ thống Server nói chung và Web Server nói riêng tại nhà. Mình nói thêm đây là mình tận dụng Synology NAS để làm Web server tại nhà chứ không phải mua Synology NAS về để làm Web server. Mình mua về phục vụ cho công việc là chính . Vì thực tế Synology NAS khá đắt và cấu hình không cao . (Bạn có thể dùng XPEnology cho tiết kiệm hoặc để tận dụng máy tính cũ không dùng đến.) Chứ với số tiền đầu tư ban đầu như vậy mà chỉ để làm web thì mua luôn con VPS đỡ phải suy nghĩ nhiều .
Chúc các bạn thành công !