Ở Note này mình chia sẻ một số thiết đặt sau khi cài đặt xong Synology DSM đối với NAS Synology hoặc XPEnology. Bài viết khá dài vì đa phần toàn hình ảnh cho các bạn dễ xem, chính vì vậy mình sẽ chia nhỏ nó thành nhiều trang trong bài viết. Bắt đầu thôi…
1. Cập nhật ứng dụng, DSM.
Sau khi cài đặt xong DSM việc cập nhật lên phiên bản mới nhất là rất cần thiết. Bạn có thể vào Control Panel để kiểm. Cập nhật ứng dụng thì bạn vào Package Center để kiểm tra. Xem hướng dẫn tại đây.
Lưu ý: Đối với các bạn dùng XPEnology trong trường hợp cài đặt xong mà Control Panel báo có Update thì bạn chưa nên Update, hãy kiểm tra xem bản Update có phù hợp với USB-Boot bạn đang dùng hay không.
2. Thiết đặt Storage Manager.
Đây là việc bắt buộc phải làm. Đây là phần bạn thiết lập cách ổ cứng làm việc với nhau RAID (RAID 0, RAID 1, Basic, JBOD…) và tạo Volume để lưu trữ dữ liệu.
Bạn vào Storage Manager trong Main Menu.
- Bước 1: Tạo RAID Group.
Việc đầu tiên bạn phải xác định xem loại RAID nào phù hợp với số lượng ổ cứng của bạn và dữ liệu bạn lưu trên đấy ở quan trọng như thế nào, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trên Google.
- Trong trường hợp này của mình có 2 ổ cứng giống nhau, mình sẽ chọn RAID 0 hoặc RAID 1.
- RAID 0: Dung lượng = tổng 2 ổ cứng. Tốc độ đọc ghi nhanh. Mức độ an toàn dữ liệu kém vì chỉ cần 1 trong 2 ổ dẹo là dữ liệu cũng thăng thiên, mà ở đây mình dùng làm máy Backup nên loại.
- RAID 1: Dung lượng = dung lượng 1 ổ cứng. Tốc độ đọc ghi chậm. Mức độ an toàn dữ liệu gấp đôi, chỉ mất dữ liệu khi và chỉ khi cả 2 ổ cùng thăng thiên. Vì là máy Backup nên không cần tốc độ cao mà cần mức an toàn dữ liệu cao nên mình chọn RAID 1.
Lưu ý: Sau khi tạo RAID xong hệ thống sẽ kiểm tra toàn bộ ổ đĩa, việc này mất khá nhiều thời gian. Bạn không nên tắt hoặc khởi động lại NAS khi chưa kiểm tra xong, việc tắt hoặc khởi động lại không ảnh hưởng gì nhưng sẽ dừng việc quyét ổ đĩa dẫn đến việc chúng ta không biết ổ có bad hay gặp vấn đề gì hay không.
Thế là xong việc tạo phân vùng để lưu dữ liêu. Giờ các bạn có thể vào Shared Folder trong Control Panel để tạo các thư mục lưu trữ và chia sẻ, vào Package Center để tải ứng dụng về…
3. Thiết đặt IP tĩnh.
Việc thiết lập IP tĩnh cũng rất quan trọng, việc này giúp bạn truy cập vào NAS ổn định, dễ cấu hình chia sẻ, ứng dụng… IP tĩnh bạn chọn nên dễ nhớ. Đây là phần bạn thiết lập cách ổ cứng làm việc với nhau RAID (RAID 0, RAID 1, Basic, JBOD…) và tạo Volume để lưu trữ dữ liệu.
Bạn vào Storage Manager trong Main Menu.
- Bước 1: Tạo RAID Group.
Việc đầu tiên bạn phải xác định xem loại RAID nào phù hợp với số lượng ổ cứng của bạn và dữ liệu bạn lưu trên đấy ở quan trọng như thế nào, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trên Google.
- Trong trường hợp này của mình có 2 ổ cứng giống nhau, mình sẽ chọn RAID 0 hoặc RAID 1.
- RAID 0: Dung lượng = tổng 2 ổ cứng. Tốc độ đọc ghi nhanh. Mức độ an toàn dữ liệu kém vì chỉ cần 1 trong 2 ổ dẹo là dữ liệu cũng thăng thiên, mà ở đây mình dùng làm máy Backup nên loại.
- RAID 1: Dung lượng = dung lượng 1 ổ cứng. Tốc độ đọc ghi chậm. Mức độ an toàn dữ liệu gấp đôi, chỉ mất dữ liệu khi và chỉ khi cả 2 ổ cùng thăng thiên. Vì là máy Backup nên không cần tốc độ cao mà cần mức an toàn dữ liệu cao nên mình chọn RAID 1.
Lưu ý: Sau khi tạo RAID xong hệ thống sẽ kiểm tra toàn bộ ổ đĩa, việc này mất khá nhiều thời gian. Bạn không nên tắt hoặc khởi động lại NAS khi chưa kiểm tra xong, việc tắt hoặc khởi động lại không ảnh hưởng gì nhưng sẽ dừng việc quyét ổ đĩa dẫn đến việc chúng ta không biết ổ có bad hay gặp vấn đề gì hay không.
Thế là xong việc tạo phân vùng để lưu dữ liêu. Giờ các bạn có thể vào Shared Folder trong Control Panel để tạo các thư mục lưu trữ và chia sẻ, vào Package Center để tải ứng dụng về…
3. Thiết đặt IP tĩnh.
Việc thiết lập IP tĩnh cũng rất quan trọng, việc này giúp bạn truy cập vào NAS ổn định, dễ cấu hình chia sẻ, ứng dụng… IP tĩnh bạn chọn nên dễ nhớ. Có 2 cách để làm.
- Cách 1: Thiết đặt trực tiếp trong Control Panel của DSM.
Bạn vào Control Panel => Network => Network Interface.
Cách 2: Thiết đặt trong Router (Modem).
Cách này nếu bạn không rõ có thể tìm kiếm Google theo tên thiết bị Router (Modem) của bạn.
4. Tạo thư mục chia sẻ – lưu trữ.
Tạo thư mục Cha. Bạn vào Shared Folder trong Control Panel.
OK ! Vậy là xong, bạn có thể tạo thêm những thu mục Cha nữa nếu cần.
Cấu hình các kiểu chia sẻ qua mang. Bạn vào File Services trong Control Panel.
Tiếp theo bạn vào File Station trong Main Menu để tạo, quản lý… các thư mục con, tệp… nếu cần.
5. Cài đặt một số ứng dụng cần thiết.
Synology DSM có rất nhiều ứng dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau. Bạn có thể vào Package Center để tìm. Xem qua bài giới thiệu một số ứng dụng cơ bản tại đây.
6. Cá nhân hóa DSM.
- Tùy chỉnh Hình nền, Màu, Icon ở Desktop.
- Tùy chỉnh màu Giao diện, Hình nền màn hình Đăng nhập.
- Bạn vào Control Panel => Theme.
7. Thiết đặt thông báo.
Mục đích là để DSM thông báo đến bạn qua Email, SMS, DS Finder… về tình trạng thiết bị…
Bạn vào Control Panel => Notification.
- Cấu hình thông báo quá Email.
Lưu ý: Đối với Gmail và một số dịch vụ không còn hỗ trợ đăng nhập trực tiếp nữa mà phải cấu hình thủ công như trên. Bạn có thể tìm kiếm trên Google cách cấu hình SMTP dịch vụ mail mình đang dùng nếu không biết.
Cập nhật: Hiện tại đã có thể thiết lập Gmail và Outlook bằng Oauth2 mà không cần thiết lập thủ công nữa.
Cấu hình thông báo qua nhắn tin SMS.
Mình cũng chưa có điều kiện để dùng nên cũng biết giới thiệu thế nào.
Cấu hình thông báo trực tiếp (Push Service).
Tại đây thiết lập thông báo trực tiếp (đẩy liên tục) qua các ứng dụng trên thiết bị di động như DS Finder, Synology Chat… và trực tiếp trên trình duyệt web qua Addon.
Lưu ý: Với các thiết bị chạt XPEnology sẽ không sử dụng được kiểu thông báo này.
- Mục Advanced.
Tại đây bạn có thể tùy chỉnh các dịch vụ, ứng dụng có thể thông báo qua các hình thức nào.
8. Đăng nhập Synology Account và QuickConnect.
Tại bước cài đặt mới DSM có mục này rồi, nhưng nếu bạn nào bỏ qua thì có thể làm lại. Đối với các bạn dùng XPEnology thì bỏ qua phần này.
- Bạn vào Control Panel => Info Center => Synology Account.
Bạn có thể Đăng ký hoặc Đăng nhập dễ dàng. Sau khi Đăng nhập thì bạn có thể nhử dụng được dịch vụ QuickConnect, máy chủ DDNS của Synology (miễn phí 1 tên miền)…
- Bạn vào Control Panel => QuickConnect.
QuickConnect hiểu nôm na là dịch vụ truy cập NAS từ xa mà không cần mở cổng trên Router – Modem và dịch vụ DDNS. Chính vì vậy nó sẽ chậm và một số dịch vụ không dùng được…
Tùy chỉnh các dịch vụ, ứng dụng có thể truy cập được bằng QuickConnect.
9. Cấu hình DDNS.
Bạn vào Control Panel => External Access => DDNS.
Đối với các thiết bị chính hãng Synology thì sẽ được 1 tên miền DDNS miễn phí. Trong trường hợp các bạn dùng XPEnology thì có thể dùng No-IP, FreeDNS…
Bạn có thể xem chi tiết thiết đặt DDNS cho tên miền bất kỳ ở đây.
10. Thêm Thành viên và Nhóm.
Nếu bạn muốn chia sẻ những dịch vụ hay ho mà Synology DSM mang lại cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… thì bạn chỉ việc thêm các tài khoản và thiết lâp các quyền truy cập phù hợp với từng thành viên… chỉ vậy thôi là bạn đã có hệ sinh tái Private Cloud cho riêng mình và cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
- Thêm Thành viên: Control Panel => User.
Thêm vào các nhóm
Cấp quyền trong các thư mục
Giới hạn dung lượng
Cấp quyền sử dụng các dịch vụ
Giới hạn tốc độ tải Lên/Xuống
Apply – Xong
Mục Advanced.
Tại đây bạn có thể tùy chỉnh mật khẩu, kích hoạt bảo vệ 2 lớp, cho phép mỗi thành viên đều có thư mục riêng…
Thêm Nhóm: Control Panel => Group.
Làm tương tự như Thêm thành viên mới
Trên đây là một số thiết lập cơ bản ban đầu sau khi cài đặt DSM các bạn nên làm…
Chúc các bạn thành công !